tác giả: Đặng Thị Lưu )

1. Tác giả: 
Đặng Thị Lưu
Phân loại: 
Tác giả
3. Đối tượng: 
Viên chức
4.Cơ quan công tác: 
Trường Tiểu học thị trấn Đồi Ngô số 1, huyện Lục Nam
5.Địa chỉ : 
Trương Tiểu học thị trấn Đồi Ngô số 1 - TDP Đồi Ngô, thị trấn Đồi Ngô, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
9.Tên sáng kiến.: 
Một số Biện pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại trường Tiểu học thị trấn Đồi Ngô Số 1
10. Tháng/năm áp dụng: 
09.2023
11.Năm đề nghị: 
2024
12. Đợt đề nghị: 
Đợt 1 (từ 01/6 đến 30/6 đối với sáng kiến ngành Giáo dục)
13.Ngày đăng ký sáng kiến: 
30.06.2024
14.Lĩnh vực áp dụng: 
15.Thực trạng trước khi sử dụng: 
Qua số liệu điều tra, nhận thấy tỷ lệ học sinh không vui vẻ, không cảm thấy hạnh phúc khi đến trường, Chưa thực sự yêu thích các hoạt động của nhà trường còn cao. Nhiều GV không trình bày được khái niệm trường học hạnh phúc, chưa có khái niệm trường học hạnh phúc. Các nội dung triển khai của nhà trường vẫn còn nằm trong kế hoạch, trên khẩu hiệu. Qua số liệu điều tra cho thấy, có tới 93.3% giáo viên được hỏi cho rằng gặp khó khăn trong việc triển khai xây dựng trường học hạnh phúc trong bối cảnh hiện nay. Chỉ có 6.7% số giáo viên được hỏi cho rằng không gặp khó khăn trong việc triển khai xây dựng trường học hạnh phúc trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên có tới 90% số thầy cô được hỏi thể hiện sẵn sàng tham gia xây dựng trường học hạnh phúc, chỉ có 10% chưa sẵn sàng. Điều đó cho thấy mặc dù cho rằng còn nhiều khó khăn nhưng đại đa số các thầy cô giáo luôn sẵn sàng cùng lãnh đạo nhà trường triển khai xây dựng trường học hạnh phúc trong bối cảnh hiện nay.
16.Tính mới của sáng kiến: 
Sáng kiến được áp dụng lần đầu. Sáng kiến giúp cho hoạt động xây dựng trường học hạnh phúc trong trường tiểu học mang tính đồng bộ, hiệu quả và phát huy được nội lực của giáo viên cùng với sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể, chính trị tạo nên phong trào sinh hoạt chuyên môn chất lượng trong trường tiểu học.
17.Nội dung giải pháp: 
7. Nội dung: 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến 7.1.1 Biện pháp thứ nhất: Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường nghiên cứu, tìm hiểu về mô hình trường học hạnh phúc Mục đích ý nghĩa của giải pháp: Giúp cho CBGV, NV có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng trong việc tạo dựng và duy trì nhà trường mà ở đó học sinh và CBGV,NV được yêu thương, được tôn trọng, được an toàn, được hiểu và được có giá trị; phát triển môi trường nhà trường thân thiện, văn minh, cùng hợp tác vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay. Giúp cho Công đoàn nhà trường chủ động tổ chức và biết cách tham gia cùng với chuyên môn và các đoàn thể khác trong nhà trường; tổ chức, hướng dẫn và tạo điều kiện cho CBGV, NV thực hiện các nội dung xây dựng trường học hạnh phúc phù hợp với điều kiện của nhà trường. Bên cạnh đó nhà trường đã tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, tập huấn, chuyên đề để hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm ứng xử các tình huống sư phạm về trường học hạnh phúc. Tổ chức đối thoại, giải đáp, chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ năng ứng xử sư phạm với CBGV, NV học sinh trên cổng thông tin điện tử của trường. Xây dựng các tư liệu về tình huống sư phạm, các câu chuyện đạo đức, về truyền thống Tôn sư trọng đạo, văn hóa ứng xử, kỹ năng sống…Quyết tâm xây dựng mô hình Trường học hạnh phúc - Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc, trong đó lấy tiêu chí trường học không có hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo là tiêu chí chính. Qua hoạt động tìm hiểu nghiên cứu về trường học hạnh phúc đã giúp cho giáo viên hiểu rằng Nếu ngay bản thân mình chưa hạnh phúc thì làm sao nghĩ đến chuyện mang lại hạnh phúc cho người khác. Thầy cô bước vào lớp mà đang trong tâm trạng rối bời thì làm sao trò có được những tiết học vui vẻ, thoải mái, hiệu quả? Tại một số diễn đàn, nhiều ý kiến cũng luận bàn đến việc tạo cảm xúc tích cực cho giáo viên và học sinh, với khẩu hiệu như “trước khi chạm đến trí óc hãy chạm đến trái tim”, “muốn giáo viên hạnh phúc thì trước hết hiệu trưởng phải hạnh phúc”,... Biết rằng, hạnh phúc là thứ không thể nắm, không thể sờ mà chỉ có thể cảm nhận mà thôi; hạnh phúc phải được bồi đắp mỗi ngày, phải được nâng niu và chăm sóc. Hạnh phúc, đó là niềm vui mỗi ngày đến đến lớp, đến trường. Nếu như, thấp thoáng đó đây vẫn còn những cách làm việc cứng nhắc, với kiểu “công nghiệp hoá” mà thiếu đi sự quan tâm đến cảm xúc, hay “hiện đại hoá” bằng những mắt camera theo dõi giáo viên từng chút một thì thử hỏi những điều ấy có chạm đến trái tim được không? 7.1.2.Biện pháp thứ hai: Xây dựng môi trường học tập thân thiện an toàn Để xây dựng một môi trường học tập thân thiện, việc tạo ra một cảm giác an toàn và chấp nhận là quan trọng hàng đầu. Điều này yêu cầu sự tôn trọng và sự chăm sóc đối với tất cả mọi người có mặt trong môi trường học tập, không kể về khả năng học, tôn giáo hay nền văn hóa. Mỗi học sinh cần được coi là một cá nhân và được đánh giá dựa trên năng lực và tiềm năng của mình, mà không bị đánh giá theo đánh giá tổng quát và đánh giá phụ thuộc vào những tiêu chí không công bằng. Xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp Để thực hiện phong trào trên, nhà trường giao cho mỗi lớp phụ trách một bồn hoa. Các em cùng chung tay góp sức vào việc chăm sóc, nhặt cỏ, bảo vệ bồn hoa. Tại mỗi lớp học của trường, giáo viên đã tích cực phối hợp với cha mẹ học sinh và cùng học sinh tổ chức trang trí lớp học có cây xanh, cây hoa trong lớp, tạo cho các em có khí thế, sôi nổi, hào hứng trong học tập và luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Lớp học được bổ sung thật nhiều cây xanh và hoa do chính các bạn nhỏ ủng hộ và tự tay chăm sóc. Đây cũng là hoạt động nhằm rèn kĩ năng chăm sóc cây và hoa cho học sinh. Lớp học ngày nay đã trở thành một không gian tươi xanh, mát mẻ, giúp giải tỏa căng thẳng cho cả thầy lẫn trò sau những giờ học. Giao cho bảo vệ thực hiện việc tưới cây hàng ngày, bón phân chăm sóc cây nhất là vào mùa nắng đảm bảo các bồn hoa luôn xanh tốt. Phong trào đã giúp cho hệ thống cây cảnh, cây xanh của nhà trường luôn được bảo vệ, chăm sóc xanh tốt. Tạo nên khuôn viên nhà trường mát mẻ, sảng khoái. Xây dựng môi trường học tập an toàn phòng chống tai nạn thương tích. Để xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích, tôi đã tham mưu với hiệu trưởng thực hiện tốt các giải pháp sau: Giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho học sinh. Nhà trường thực hiện giáo dục lồng ghép, tích hợp các nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong các môn học và hoạt động giáo dục. Đồng thời giáo dục kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước, chú trọng kỹ năng bơi, kỹ năng an toàn trong môi trường nước; phối hợp với gia đình, chính quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý, tổ chức dạy bơi an toàn, phòng, chống đuối nước cho người học trong cộng đồng. Giáo dục kiến thức, kỹ năng về an toàn giao thông và phối hợp với gia đình trong việc giám sát thực hiện việc bảo đảm an toàn giao thông cho người học trong cộng đồng. Xây dựng kế hoạch, phối hợp với đoàn thanh niên thị trấn Đồi Ngô thức hiện tốt công tác an toàn giao thông cổng trường. Giáo dục kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường, ứng phó với thảm họa, thiên tai, phòng, chống tai nạn thương tích khác như ngã, va đập, điện giật, bỏng, ngộ độc, động vật tấn công. Nhà trường phối hợp với Phòng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn công an tỉnh Bắc Giang tổ tuyên truyền, giáo dục và thực hành kĩ năng phòng cháy chữa cháy cho 100% CBGV, NV và học sinh trong nhà trường. Bên cạnh đó, tổ chức các tổ, đội, nhóm, câu lạc bộ giúp người học chủ động thực hiện một số hoạt động, chuyên đề rèn luyện kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích trong nhà trường và hỗ trợ nhau trên đường đi học, trong gia đình và cộng đồng. 7.1.3. Biện pháp thứ ba: Tổ chức tốt hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục. Giáo dục tiểu học được coi là bậc học nền tảng, nền móng cho ngôi nhà giáo dục, và tất nhiên chúng ta sẽ không thể xây lên được những ngôi nhà cao, đẹp, chắc chắn, bền vững trên một nền móng yếu ớt. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ về các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên các lớp trên. Để thực hiện tốt hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục nhà trường thực hiện tốt các nội dung sau: Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, chủ động chuẩn bị các điều kiện triển khai chương trình GDPT 2018 đối với lớp 5. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học; thực hiện tốt việc cam kết chất lượng giáo dục với phương châm đánh giá đúng thực chất năng lực và vì sự tiến bộ của. người học, không gây áp lực cho giáo viên, học sinh. 7.1.4. Biện pháp thứ tư: Nâng cao đời sống tinh thần cho giáo viên và học sinh Đối với giáo viên Để tổ chức tốt các hoạt động tập thể mang tính gắn kết khối đoàn kết trong nhà trường tôi tham mưu với bí thư chi bộ, hiệu trưởng nhà trường lãnh chỉ đạo, phối hợp với tổ chức Công đoàn thăm hỏi, động viên kịp thời gia đình các đoàn viên có người thân ốm đau, hiếu hỷ. Tổ chức thăm quan, học tập kinh nghiệm trong hè. Chúng tôi đã cùng nhau xây dựng văn hóa nhà trường với phương châm “Nghiêm túc trong công việc, tôn trọng lẫn nhau, vì học sinh hành động”.Thành lập các câu lạc bộ dành cho giáo viên: CLB dân vũ, câu lạc bộ Bóng Bàn, CLB Cầu lông, CLB Bóng chuyền hơi để giáo viên tham gia tập luyện nâng cao sức khoẻ, giao lưu tạo sự đoàn kết gắn bó trong nhà trường. Làm tốt công tác hỗ trợ tư vân cho giáo viên trong tham gia các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp, các cuộc giao lưu do ngành tổ chức Đối với học sinh Thành lập các câu lạc bộ cùng sở thích: Hiện chúng tôi có các CLB Stem với khoảng 35 thành viên, CLB bóng bàn với khoảng 30 thành viên, CLB cầu lông với khoảng 35 thành viên, CLB giao tiếp tiếng Anh với khoảng 30 thành viên….sinh hoạt khá đều đặn. Việc tham gia các câu lạc bộ giúp học sinh của nhà trường thỏa mãn đam mê, phát huy năng lực, sở trường của mình. Tăng cường tình đoàn kết, yêu thường, giảm mâu thuẫn cá nhân làm cho không khí của nhà trường sau các buổi học thực sự như ngôi nhà chung của các em. Mở rộng không gian học tập cho học sinh: Ngoài việc học tập trên lớp, học sinh còn tổ chức tham gia các hoạt động trải nghiệm thăm quan các di tích lịch sử, các hoạt động vui chơi, hướng nghiệp. Bên cạnh đó nhà trường còn tăng cường tổ chức các hoạt động như Ngày hội STEM và tiền Anh, Ngày hội thiếu nhi vui khoẻ, các hoạt động chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ …. Tổ chức tư vấn tâm lý cho học sinh tại trường và các hoạt động tập thể: Trong những năm qua chúng tôi đã thành lập Tổ tư vấn tâm lý học đƣờng bao gồm đại diện Ban Giám hiệu, đại diện Đoàn thanh niên và một số thầy cô giáo có năng lực, sở trường trong công tác giáo dục học sinh. Trích kinh phí bảo hiểm y tế để phối hợp với ngành y tế tổ chức khám sức khỏe cho học sinh đầu các năm học. Tổ tuyên truyền thông qua hoạt động sinh hoạt dưới cờ. Hiện nay, các tiết sinh hoạt dưới cơ của chúng tôi chủ yếu do các em học sinh thực hiện và được các em hào hứng đón nhận. Chúng tôi cũng tổ chức giải bóng đá, bóng bàn cờ vua , cầu lông học sinh. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch ngày từ đầu năm và thông báo cho các em học sinh ngay từ đầu năm học. Vì vậy, cứ sau các tiết học ngoại khóa buổi chiều, thay vì tụ tập ở các quán điện tử trên đường đi học về, các em học sinh của chúng tôi nhanh chóng ra sân bóng, nhà đa năng của trường để tập luyện chuẩn bị cho mùa giải mới. Tạo lập mối quan hệ đồng thuận giữa nhà trường với phụ huynh học Lợi ích của việc xây dựng mối liên hệ giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng Thiết lập và tăng cường mối liên hệ giữa gia đình với nhà trường, cồng đồng sẽ giúp cho cha mẹ thường xuyên nắm bắt được tình hình học tập, rèn luyện ở trường, lớp của con; trên cơ sở đó, hỗ trợ con em phát huy các điểm tốt hoặc kịp thời ngăn chặn, điều chỉnh, sửa chữa các điểm hạn chế trong học tập và rèn luyện. Thầy cô giáo có thêm hiểu biết về học sinh, nhất là các em có hoàn cảnh khó khăn; từ đó có phương pháp giáo dục phù hợp, toàn diện; và có định hướng đúng để quan tâm giúp đỡ được nhiều hơn đối với từng em, từng hoàn cảnh khác nhau Cộng đồng nhận thấy vai trò trách nhiệm, quan tâm đầu tư, tích cực tham gia tạo môi trường thuận lợi cho nhà trường, gia đình hỗ trợ con em học tập và rèn luyện. 7.1.5. Biện pháp thứ năm: Xây dựng lớp học hạnh phúc Xây dựng lớp học hạnh phúc là đích đến tạo mảnh ghép hoàn hảo cho trường học hạnh phúc. Lớp học hạnh phúc là môi trường học đường nơi mà học sinh và giáo viên hình thành, duy trì các trạng thái cảm xúc tích cực, cảm thấy hạnh phúc. Tham gia vào lớp học hạnh phúc sẽ thiết lập được tình cảm lành mạnh, góp phần vào sự phát triển nhân cách tốt đẹp cho mỗi cá nhân. Đây chính là nơi mà mỗi cá nhân muốn đến và có sự mong chờ, hứng thú, rung cảm. Lớp học hạnh phúc làm cho mỗi người cảm nhận được sự an toàn, thú vị, sự nâng đỡ khi có nhiều nhu cầu được thỏa mãn. Lớp học hạnh phúc là tế bào làm nên môi trường hạnh phúc, mỗi ngày đến trường là 1 ngày vui. Người học thực hiện nhiệm vụ một cách chủ động, tích cực, thoải mái và khát khao nhất. Học sẽ cảm thấy có niềm tin, sự rung động, động lực đến lớp và yêu quý, mong mỏi những giờ học của mình.
18.Kết quả : 
Kết quả cho thấy Về đội ngũ giáo viên Hiện nay trường Tiểu học thị trấn Đồi Ngô Số 1 đã xây dựng được một đội ngũ với 45 giáo viên dạy giỏi cấp trường, 19 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 7 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. 4 giáo viên đạt GVCN giỏi vòng 2; 1 giáo viên đạt giải nhất tiết dạy thực hành an toàn giao thông và đạt thành tích xuất sắc tại Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp Tiểu học. Nhiều thầy cô giáo tham gia và đạt giải tại cuộc thi và giao lưu trong lĩnh vực thể thao. Về chất lượng các cuộc thi và giao lưu. STT Nội dung giao lưu Đạt giải cấp huyện Đạt giải cấp tỉnh 1 Cờ vua 4 giải (1 giải Nhì, 4 giải Ba) 2 Cầu lông 6 giải (5 Nhất,1 giải Ba) 3 Đá cầu 1 giải Nhất 4 Điền kinh 2 giải (1 giải Nhì,1 giải Ba) 5 Bóng đá 1 giải Nhất 6 Bóng bàn 13 giải (9 giải Nhất,1 giải Nhi, 1 3 giải Ba) 3 giải (2 giải Nhất, 1 giải Ba) 7 Tin học 9 giải (1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 4 giải Ba, 2 giải KK) 1 giải Nhất 8 Tiếng Anh IOE 38 giải (2 giải Nhất, 3 giải Nhì, 12 giải Ba, 21 giải KK) 23 giải (3 giải Nhất, 2 giải Nhì,9 giải Ba, 9 giải KK) 9 An toàn giao thông 2 giải (1 giải Nhất GV, 1 giải Ba HS) Về cơ sở vật chất Nhà trường có đủ bàn ghế cho giáo viên và HS, đảm bảo đủ chỗ ngồi trên lớp. Bàn ghế HS là bàn đôi, ghế đơn, hợp chuẩn; mỗi lớp có 01 tủ đựng đồ dùng của GV và HS. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm trang thiết bị cho việc việc triển khai CTGDPT 2018 đối với lớp 5 năm học 2024-2025.Đảm bảo tỉ lệ 01 phòng học/1lớp; Đã trang bị đảm bảo 9 phòng học cho lớp 4 năm học 2023-2024 đảm bảo mỗi phòng học có 1 bảng thông minh, 1 ti vi thông minh (100% các lớp được kết nối mạng internet để phục vụ dạy học). Đã dự kiến trong KH ngân sách năm 2025 số tiền 200 triệu chuẩn bị cho mua sắm SGK và thiết bị dạy học lớp 5. Nhà trường đã tiến hành xây mới công khu Thân giúp cho việc đi lại thuận lợi hơi, trời mưa nước không tràn vào sân trường. Nhà trường cũng tiến hành sửa chữa các hạng mục hư hỏng phục vụ cho hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh được tốt hơn. Kết quả khảo sát đối với học sinh. Nội dung khảo sát Tham gia các hoạt động tại trường ? Thời điển khảo sát Số lượng khảo sát Rất thích Tỉ lệ Thích Tỉ lệ Không thích Tỉ lệ Trước khi áp dụng 265 50 18,87 155 58,49 60 22,6 Sau khi áp dụng 265 218 82,26 47 17,74 0 0 Nội dung khảo sát Hứng thú khi đến trường ? Thời điểm khảo sát Số lượng khảo sát Rất hứng thú Tỉ lệ Hứng thú Tỉ lệ Không hứng thú Tỉ lệ Trước khi áp dụng 265 42 15,85 134 50,57 80 30,2 Sau khi áp dụng 265 260 98,11 5 1,89 0 0 Nội dung khảo sát Khi vui chơi cùng bạn bè Thời điểm khảo sát Số lượng khảo sát Rất vui Tỉ lệ vui Tỉ lệ Không vui Tỉ lệ Trước khi áp dụng 265 75 28,30 65 24,53 125 47,2 Sau khi áp dụng 265 265 100,00 0 - 0 0 Nội dung khảo sát Em có hay tâm sự với thầy cô không ? Thời điểm khảo sát Số lượng khảo sát Thường xuyên Tỉ lệ Thỉnh thoảng Tỉ lệ chưa bao giờ Tỉ lệ Trước khi áp dụng 265 50 18,87 95 35,85 120 45,3 Sau khi áp dụng 265 200 75,47 65 24,53 0 0 Nội dung khảo sát Khi học các môn học tại lớp Thời điểm khảo sát Số lượng khảo sát Rất thích Tỉ lệ Thích Tỉ lệ Chán Tỉ lệ Trước khi áp dụng 265 95 35,85 85 32,08 85 32,1 Sau khi áp dụng 265 250 94,34 15 5,66 0 0 Nội dung khảo sát Em có cảm thấy an toàn trong thời gian ở trường không? Thời điểm khảo sát Số lượng khảo sát Rất an toàn Tỉ lệ An toàn Tỉ lệ Không an toàn Tỉ lệ Trước khi áp dụng 265 135 50,94 80 30,19 50 18,9 Sau khi áp dụng 265 264 99,62 1 0,38 0 0
19.Khả năng áp dụng: 
Sáng kiến đã được nghiên cứu và áp dụng ở tại trường tiểu học thị trấn Đồi Ngô, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Với những hiệu quả mà sáng kiến mang lại, tôi dự kiến tiếp tục triển khai, ứng dụng sáng kiến“ Một số biện pháp xây dựng trương học hạnh phúc ” tại tất cả các trường tiểu học trong huyện Lục Nam, và còn có thể ứng dụng ở nhiều trường tiểu học trong và ngoài tỉnh Bắc Giang. - Năm học 2024-2025 tôi dự kiến tiếp tục nghiên cứu và mở rộng sáng kiến tại một số trường tiểu học trong địa bàn huyện.
20.Lợi ích: 
Việc áp dụng sáng kiến “ Một số biện pháp xây dựng trường học hạnh phúc trường tiểu học thị trấn Đồi Ngô Số 1” đáp ứng được yêu cầu thực tế hiện nay của công tác dạy học, có tính thực tiễn cao và đem lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội. Đối với nhà trường: Sáng kiến là một bộ tài liệu tham khảo rất hữu ích, đáp ứng kịp thời với công cuộc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018, phù hợp với việc phát triển của nhà trường trong giai đạo hiện nay. Đối với giáo viên: làm cho giáo viên vui vẻ thoải mái và hạnh phúc hơn khi tham gia giảng dạy và tham gia các hoạt động tại nhà trường. Đối với học sinh: Học sinh hạnh phúc, vui vẻ hơn khi đến trường từ đó học sinh tiếp thu bài học hứng thú và đạt hiệu quả cao.
21.Số QĐ/GCN sáng kiến cấp cơ sở.: 
Số: 10/QĐ-THTTĐNS1
22. Phân loại lĩnh vực GDĐT: 
Tiểu học
Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến (yêu cầu file PDF có chữ ký): 
Bản mô tả (yêu cầu file PDF có chữ ký): 
Đánh giá kết quả: 
Đạt
Quyết định CNSK hoặc GCNSX cơ sở (File pdf có dấu đỏ hoặc ký số): 
Số QĐ công nhận SK: 
1439/QĐ-UBND
Quyết định công nhận SK (pdf có dấu đỏ hoặc ký số):