tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương)

1. Tác giả: 
Nguyễn Thị Thu Hương
Phân loại: 
Tác giả
3. Đối tượng: 
Viên chức
4.Cơ quan công tác: 
Trường THCS thị trấn Chũ , huyện Lục Ngạn
5.Địa chỉ : 
TDP Quang Trung - huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang
9.Tên sáng kiến.: 
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG VIDEO, HÌNH ẢNH TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
10. Tháng/năm áp dụng: 
01.2024
11.Năm đề nghị: 
2024
12. Đợt đề nghị: 
Đợt 1 (từ 01/6 đến 30/6 đối với sáng kiến ngành Giáo dục)
13.Ngày đăng ký sáng kiến: 
02.05.2024
14.Lĩnh vực áp dụng: 
15.Thực trạng trước khi sử dụng: 
Theo chương trình GDPT 2018, môn KHTN là một môn học được xây dựng trên nền tảng môn vật lý, hóa học, sinh học trước đây liên kết với nhau thông qua các nguyên lý và khái niệm chung của tự nhiên. KHTN là môn khoa học thực nghiệm, nghiên cứu về tự nhiên, vấn đề xuất phát từ tự nhiên và vận dụng tri thức để giải thích các hiện tượng tự nhiên chính vì vậy trong quá trình giảng dạy nếu giáo viên biết khai thác và vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học khác nhau, các học liệu dạy học phong phú thì sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh rất cao, từ đó thúc đẩy phát triển phẩm chất của con người hiện đại. Với tâm lý luôn muốn học sinh phải ghi nhớ được kiến thức, sợ học sinh chưa biết cách ghi chép kiến thức, ghi nội dung chưa chính xác nên giáo viên vẫn còn coi nặng về việc truyền tải nội dung là chủ yếu chưa khai thác được tính tích cực của các nguồn học liệu như sách giáo khoa, đồ dùng thí nghiệm hay những tranh ảnh, video về các hiện tượng tự nhiên liên quan đến kiến thức bài học, có chăng chỉ là giáo viên giới thiệu cho học sinh quan sát, chưa tổ chức được cho học sinh phát hiện vấn đề từ học liệu đó, chính vì vậy chưa phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh trong môn học. Trong một số năm gần đây giáo viên đã vận dụng PPDH tích cực trong quá trình dạy học, mặc dù thuyết trình vẫn còn là PPDH được sử dụng thường xuyên nhất, nhưng đã có sự kết hợp với các PPDH khác nhau, tăng cường thí nghiệm, thực hành, làm việc nhóm, sử dụng các PPDH tích cực. Tuy nhiên với học sinh lớp 6, để đảm bảo tiến độ chương trình và giúp học sinh nắm được bài thì hoạt động của người giáo viên vẫn là chủ yếu, lối học thông báo và tái hiện vẫn là chính, chưa hoàn toàn chuyển sang hoạt động tự tìm tòi và khám phá, vì vậy chưa thực sự phát huy được tính tích cực của học sinh.
16.Tính mới của sáng kiến: 
Lớp 6 là năm đầu tiên bước vào cấp THCS nên các em chưa quen với cách học. Bước đầu có sự chuyển đổi về phương pháp học tập nên còn nhiều bỡ ngỡ. Ở cấp tiểu học, học sinh được thầy cô đọc và ghi vào vở nội dung cần ghi nhớ, nay ở cấp THCS các em phải tự mình tìm tòi, lĩnh hội và ghi chép kiến thức lại thêm nhiều môn học, nhiều kiến thức hơn. Đặc biệt với môn KHTN6 lượng kiến thức đối với các em lớp 6 là hơi nặng so với chương trình GDPT 2006 (chỉ có vật lý và sinh học) nên việc tiếp thu nội dung bài học khá khó khăn. Tại nơi tôi công tác, học sinh có trình độ nhận thức khác nhau nên việc tiếp thu kiến thức chưa đồng đều. Sĩ số học sinh trong một lớp đông nên cũng gây ra không ít khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động dạy và học, hoạt động chưa phát huy được tính tích cực của tất cả học sinh. Nhiều khi do thiếu dụng cụ thí nghiệm, do ngại tìm tòi, phần nữa do các thông tin bài giảng trên không gian mạng đã có sẵn nên nhiều giáo viên không khai thác sâu nội dung bài dạy vì vậy chưa phát huy được tính tích cực của học sinh và làm cho giờ học không sinh động, sôi nổi. Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy thực tế với học sinh lớp 6 khả năng tổng hợp và khái quát hóa kiến thức của các em còn nhiều hạn chế. Muốn phát huy được tính tích cực của học sinh trong mỗi giờ học thì người giáo viên cần phải linh hoạt trong các phương pháp dạy học, sử dụng linh hoạt cac học liệu dạy học để phù hợp với từng tiết dạy, từng lớp học sinh. Từ những nhận định trên và trải qua quá trình giảng dạy thực tế tôi đã tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu cách khai thác và sử dụng video, hình ảnh trong dạy học môn KHTN 6 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Qua một vài năm áp dụng tôi nhận thấy giải pháp của tôi đã bước đầu mang lại những kết quả rất khả quan, đáp ứng được mục tiêu phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học, học sinh học tập tích cực hơn, nắm được kiến thức cơ bản, bước đầu biết vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn. Sau đây tôi xin được trình bày giải pháp “Khai thác và sử dụng video, hình ảnh trong dạy học môn KHTN 6 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh”
17.Nội dung giải pháp: 
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG I. Cơ sở viết sáng kiến 1. Cơ sở lý luận a) Thế nào là dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh? Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh có nghĩa là phải thay đổi cách dạy và cách học. Chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều “đọc- chép”, giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm hay còn được gọi là dạy và học tích cực. Trong cách dạy này học sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học. Chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình GDPT 2018) được xây dựng nhằm mục tiêu giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. Muốn đạt được mục tiêu đó thì phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng môn học, lớp học, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú trong học tập cho học sinh. Phương pháp dạy học chủ yếu được khuyến khích áp dụng trong các trường phổ thông hiện nay để đáp ứng được mục tiêu trên là phương pháp dạy học tích cực. b) Lợi ích của dạy học phát huy tính tích cực của học sinh Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh có những lợi ích sau: + Phát huy tính tích cực của học sinh sẽ khuyến khích học sinh chủ động hơn trong học tập, phát huy khả năng tương tác trong lớp học, nâng cao hứng thú học tập và tăng cường sự tham gia của các em trong các hoạt động học tập. + Học sinh phát triển được 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể + Học sinh tích cực, sôi nổi trong giờ học sẽ giúp cho giáo viên phấn khởi và giảng bài hăng say, nhiệt huyết hơn. 2. Cơ sở thực tiễn KHTN là môn học nằm trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, được xây dựng trên nền tảng môn vật lý, hóa học, sinh học. Đội ngũ giáo viên nhà trường được đào tạo đạt chuẩn về trình độ, đủ về cơ cấu số lượng và đã được tập huấn và dạy học một số chủ đề tích hợp trong chương trình hiện hành. Trong giai đoạn hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy các bộ môn nói chung và môn Vật lý nói riêng là yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn đúng với nguyên tắc dạy học ở trường phổ thông. Lấy chuẩn kiến thức, kỹ năng làm kim chỉ nam trong quá trình dạy học, đồng thời phải biết chọn hình ảnh, video có nội dung phù hợp với kiến thức trong từng bài giảng, nhằm hình thành cho học sinh thói quen tích cực, độc lập, sáng tạo và giải quyết tình huống có vấn đề. Bên cạnh đó việc rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, tạo niềm tin và kích thích hứng thú học tập của học sinh cũng là một vấn đề quan trọng trong quá trình giảng dạy mà người giáo viên phải thực hiện được. Muốn vậy, để chuẩn bị cho tiết học GV phải nghiên cứu kỹ bài dạy, nắm chắc những yêu cầu cần đạt về kĩ năng, kiến thức của bài sử dụng các phương pháp dạy học hợp lý, chọn lọc các video, hình ảnh có tính thực tiễn, sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh giúp học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều kiện cơ sở vật chất nhà trường đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu dạy và học (như hệ thống tivi, máy chiếu, hệ thống loa âm thanh, hệ thống mạng internet) nên tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc UDCNTT vào giảng dạy, mang lại hiệu quả cao trong việc dạy và học. Nhận thức rõ được điều đó và qua thực tế giảng dạy nên tôi đã tìm tòi , nghiên cứu và thực hiện giải pháp “Khai thác và sử dụng video, hình ảnh trong dạy học môn KHTN 6 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh” II. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết Lớp 6 là năm đầu tiên bước vào cấp THCS nên các em chưa quen với cách học. Bước đầu có sự chuyển đổi về phương pháp học tập nên còn nhiều bỡ ngỡ. Ở cấp tiểu học, học sinh được thầy cô đọc và ghi vào vở nội dung cần ghi nhớ, nay ở cấp THCS các em phải tự mình tìm tòi, lĩnh hội và ghi chép kiến thức lại thêm nhiều môn học, nhiều kiến thức hơn nên việc tiếp thu nội dung bài học khá khó khăn. KHTN là môn học nằm trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, được xây dựng trên nền tảng môn vật lý, hóa học, sinh học. Tuy nhiên đội ngũ giáo viên lại được đào tạo đơn môn nên việc thực hiện công tác giảng dạy trên lớp đôi khi phải phân theo phân môn, theo từng thời điểm nên việc nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý của học sinh còn nhiều hạn chế. Học sinh có trình độ nhận thức khác nhau nên việc tiếp thu kiến thức chưa đồng đều, việc tổ chức các hoạt động dạy và học chưa phát huy được tính tích cực của tất cả học sinh. Sĩ số học sinh trong một lớp đông (dao động từ 40 đến 44 học sinh) nên cũng gây ra không ít khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động dạy học theo nhóm. Với tâm lý luôn muốn học sinh phải ghi nhớ được kiến thức, sợ học sinh chưa biết cách ghi chép kiến thức, ghi nội dung chưa chính xác nên giáo viên vẫn còn coi nặng về việc truyền tải nội dung là chủ yếu chưa khai thác được tính tích cực của các nguồn học liệu như sách giáo khoa, đồ dùng thí nghiệm hay những tranh ảnh, video về các hiện tượng tự nhiên liên quan đến kiến thức bài học, có chăng chỉ là giáo viên giới thiệu cho học sinh quan sát, chưa tổ chức được cho học sinh phát hiện vấn đề từ học liệu đó, chính vì vậy chưa phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh trong môn học III . Các biện pháp đã thực hiện UDCNTT và truyền thông là một xu hướng hiện đại hóa của quá trình dạy và học nhằm giúp học sinh tham gia học tập một cách chủ động, tích cực và sáng tạo, tăng cường tính trực quan, góp phần nâng cao chất lượng lĩnh hội và nằm bắt kiến thức, phát triển năng lực tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh với cách “suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn” để đạt được kết quả cao trong một tiết dạy. Thông qua máy vi tính, giáo viên có thể thực hiện các thí nghiệm mô phỏng, hình ảnh động, âm thanh…. Từ đó tăng cường hứng thú học tập của học sinh làm cho học sinh hoạt động tích cực hơn, làm giờ học sinh động hơn. Khi sử dụng kênh hình trong dạy học chúng ta cần kết hợp chặt chẽ và tiến hành song song nhiều hoạt động, nhiều phương pháp một lúc để khai thác hiệu quả, bằng cách đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở, những lời bình, đan xen phân tích... .Qua đó nhằm phát huy tối đa khả năng khám phá, tìm tòi phát hiện của học sinh. Có như vậy giờ học mới trở nên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh. Khi lựa chọn và thiết kế lồng ghép video, hình ảnh trong dạy học, tôi đã thực hiện theo các bước sau: Các bước Sử dụng video, hình ảnh trong bài dạy Bước 1 Lựa chọn đơn vị kiến thức phù hợp. Bước 2 Xác định các phương pháp và kỹ thuật phối kết hợp. Bước 3 Thiết kế xây dựng câu hỏi, hình thức tổ chức. Bước 4 Vận dụng vào quá trình dạy học. Bước 5 Đánh giá hiệu quả (kiến thức, kỹ năng, thái độ). Bước 6 Rút kinh nghiệm, vận dụng với những đơn vị kiến thức khác Bản thân tôi khi giảng dạy, để tăng cường tính tích cực của học sinh tôi đã UDCNTT trong các hoạt động sau: 1. Biện pháp 1: Sử dụng video, hình ảnh trong hoạt động khởi động - Chuẩn bị: Ở hoạt động này giáo viên chuẩn bị một số hình ảnh, đoạn phim, bài hát, video tư liệu ... (nếu không có máy móc công nghệ thì giáo viên có thể in sẵn một số hình ảnh) liên quan đến bài học. Sau đó thiết kế một số câu hỏi và đáp án về những vấn đề thuộc phạm vi kiến thức của bài học. - Cách thực hiện: + Hoạt động của giáo viên: GV nêu câu hỏi, cho học sinh xem hình ảnh, đoạn phim liên quan đến bài học (nếu là video GV phải dự kiến thời gian trình chiếu video cho phù hợp). Sau thời gian suy nghĩ, học sinh đưa ra câu trả lời, giáo viên định hướng, nhận xét. Kết thúc hoạt động, giáo viên đánh giá, biểu dương tinh thần trả lời câu hỏi và có thể ghi điểm cho học sinh nào có câu trả lời đúng, ấn tượng. Từ đó dẫn vào bài mới. + Hoạt động của HS: HS xem hình ảnh, đoạn phim suy nghĩ hoặc trao đổi nhóm tùy theo yêu cầu của GV, trả lời câu hỏi về một vấn đề liên quan đến chủ đề bài học. Ví dụ 1: Bài 43 – Trọng lượng – Lực hấp dẫn Giáo viên cho học sinh xem một video “Sự vận hành của vũ trụ” ( https://youtu.be/POe3gZY3wag) Đặt ra câu hỏi cho học sinh: ?1. Tại sao các ngôi sao lại được liên kết, giữ chặt với nhau? ?2. Tại sao quả táo rụng lại rơi xuống đất? - Học sinh có thể trả lời câu hỏi: Là do lực hấp dẫn, là do trọng lực - Giáo viên nhận xét và giới thiệu vào bài. Ví dụ 2. Bài 54 – Hệ mặt trời Giáo viên cho học sinh nghe một video bài hát về các hành tinh trong hệ Mặt trời. Yêu cầu học sinh ghi nhớ xem trong bài hát nhắc đến bao nhiêu hành tinh. Khuyến khích học sinh kể tên các hành tinh (Vì bài hát bằng tiếng anh) - Video bài hát về các hành tinh của Hệ Mặt Trời: Tiếng Anh: https://www.youtube.com/watch?v=--jvdwXVqfk&t=74s Tiếng Việt: https://www.youtube.com/watch?v=5fHjmia4MgY 2. Biện pháp 2. Sử dụng video, hình ảnh trong hoạt động hình thành kiến thức mới - Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các video, hình ảnh có liên quan đến kiến thức cần xây dựng trong hoạt động. - Cách thực hiện: Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh ứng dụng thực tế, hoặc các video hướng dẫn làm thí nghiệm, đặt câu hỏi để học sinh trả lời. Phân tích các câu trả lời của học sinh, nhận xét và chốt lại kiến thức mới cần xây dựng. Ví dụ 1. Bài 41 – Biểu diễn lực - Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh hai đội kéo co và đặt câu hỏi ? Em hãy cho biết phương và chiều của lực kéo do đội bên phải và đội bên trái tác dụng lên sợi dây? ? Nêu nhận xét về phương và chiều của hai lực đó? - Học sinh quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi - Giáo viên nhận xét và đặt câu hỏi tiếp ? Hai đội tác dụng lực lên sợi dây, làm sợi dây không chuyển động (đứng yên) chứng tỏ độ lớn của hai lực này như thế nào? - Sau khi học sinh trả lời, giáo viên sẽ giúp học sinh chốt lại kiến thức: Hai lực cùng tác dụng lên một vật, có cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn thì gọi là hai lực cân bằng. Ví dụ 2: Bài 43 – Trọng lượng – lực hấp dẫn Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh thực tế về việc sử dụng dây dọi và đặt câu hỏi: ? Theo em bác thợ xây đang sử dụng dụng cụ gì? Dụng cụ đó có tác dụng gì? - Giáo viên nhận xét và giúp học sinh đưa ra kết luận chung về cấu tạo, tác dụng của dây dọi. - Giáo viên cho học sinh quan sát video hướng dẫn thực hành thí nghiệm phần I để làm thí nghiệm. Ví dụ 3: Bài 46 – Năng lượng và sự truyền năng lượng Giáo viên cho học sinh xem clip về tác dụng của gió để rút ra kiến thức về mối quan hệ giữa tác dụng của năng lượng và kết quả của sự tác dụng lực (https://drive.google.com/drive/search?q=t%C3%A1c%20d%E1%BB%A5ng%20c%E1%BB%A7a%20n%C4%83ng%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng) Sau khi xem video, học sinh chỉ ra được gió càng mạnh, lực tác dụng càng lớn 3. Biện pháp 3. Sử dụng video, hình ảnh trong hoạt động vận dụng, luyện tập * Yêu cầu khi sử dụng video, hình ảnh trong hoạt động vận dụng, luyện tập giáo viên chú ‎ một số vấn đề cơ bản sau: - Thứ nhất là tính hấp dẫn người xem: Video có đủ hay để thu hút học sinh hay không. - Thứ hai là tính hoàn thiện: Video có thể chuyển tải đủ thông tin hay làm rõ mục đích lựa chọn hay không? Bởi vì có rất nhiều những video clip có sự liên quan tới bài học, tạo được hiệu ứng cho bài học, tuy nhiên sự liên quan đó ở mức độ nào? Nhiều khi giáo viên chỉ cố chọn một video cho có để có sự liên quan đến tiêu đề bài học và giới thiệu vào bài, làm như vậy sẽ thấy được sự khập khiễng và không ăn nhập trong bài học và gây mất thời gian, lại không gây được sự chú ‎ý của người học. - Thứ ba là về độ dài: Khi sử dụng video, hình ảnh cần chú ý về thời gian của các video đó vì thời lượng dành cho một tiết học chỉ có 45 phút nên cần lựa chọn video sao cho phù. Vì vậy, theo tôi video nên có độ dài là trong khoảng từ 3 đến 5phút. - Thứ tư là tính phù hợp về nội dung (hay còn gọi là tính trọng tâm của video): Video phải chứa nội dung phù hợp với lứa tuổi học trò, rõ ràng và dễ hiểu, giàu trực quan, mang tính giáo dục cao. - Thứ năm là thể loại video: Video có thể là phim hoạt hình, chương trình giáo dục về khoa học hay tự nhiên, đoạn quảng cáo trên tivi, clip ca nhạc, video thí nghiệm, các hình ảnh trực quan trong thực tiến……Vì thể loại phong phú nên video dễ dàng cho giáo viên lựa chọn và sử dụng, có thể lựa chọn linh hoạt các hình thức sử dụng video qua các tiết học mà không khiến các em nhàm chán. - Chuẩn bị: Ở hoạt động này giáo viên chuẩn bị máy tính, máy chiếu, video phim, kịch chuyển thể từ các tác phẩm văn học liên quan đến bài học. Có thể thiết kế một số câu hỏi và đáp án về những vấn đề thuộc phạm vi kiến thức của bài học. - Cách thực hiện: + Hoạt động của giáo viên: GV nêu câu hỏi, cho học sinh xem đoạn video, hình ảnh liên quan đến bài học (GV phải dự kiến thời gian trình chiếu video cho phù hợp). Sau thời gian suy nghĩ, học sinh đưa ra câu trả lời, giáo viên định hướng, nhận xét. Kết thúc hoạt động, giáo viên đánh giá, biểu dương tinh thần trả lời câu hỏi và có thể ghi điểm cho học sinh nào có câu trả lời đúng, ấn tượng. + Hoạt động của HS: HS xem đoạn video, quan sát hình ảnh suy nghĩ hoặc trao đổi nhóm tùy theo yêu cầu của GV, trả lời câu hỏi về một vấn đề liên quan đến chủ đề bài học nhằm củng cố lại kiến thức đã lĩnh hội được. Ví dụ 1: Bài 41 – Biểu diễn lực Phần luyện tập: Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh, yêu cầu chỉ ra tên của lục, phương và chiều của các lực trong hình - Học sinh quan sát và nêu Ví dụ 2: Bài 46 – Năng lượng và sự truyền năng lượng Giáo viên cho học sinh xem clip hướng dẫn chế tạo thuyền chạy bằng năng lượng của dây chun. Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm thực hiện dự án. Khuyến khích sử dụng các nguyên liệu tái chế (https://drive.google.com/drive/search?q=ch%E1%BA%BF%20t%E1%BA%A1o) Ví dụ 3: Bài 51 – Tiết kiệm năng lượng Giáo viên có thể cho học sinh xem những vieo hướng dẫn làm các sản phẩm tái chế từ hộp giấy, từ vỏ chai nhựa. Yêu cầu học sinh làm 1 sản phẩm từ nguyên liệu tái chế sẵn có tại gia đình ( https://www.youtube.com/watch?v=6XbrHQw0A_o) hoặc (https://www.youtube.com/watch?v=YZfvD1FRsDs) hoặc (https://www.youtube.com/watch?v=sWEdWrrAjys IV. Hiệu quả của sáng kiến Sau một thời gian áp dụng giải pháp của mình tôi đã xây dựng được ngân hàng học liệu video, hình ảnh phục vụ cho công tác giảng dạy. Những học liệu này đã giúp tôi tăng tính cực của học sinh khi học môn KHTN lớp 6, đồng thời giúp học sinh yêu thích môn học này hơn, có tình yêu với thiên nhiên, chủ động quan sát các hiện tượng tự nhiên và các hoạt động trong đời sống thường ngày hơn. Việc vận dụng tri thức đã lĩnh hội được để giải thích các hiện tượng tự nhiên mà học sinh nhìn thấy thường ngày sẽ giúp các em tăng tính chủ động, kích thích tính tò mò, quan tâm, để ý đến các hoạt động thường ngày hơn, tích cực nêu vấn đề phát hiện được và tìm hiểu lĩnh hội tri thức để giải thích hiện tượng đó. Sau đây là một số minh chứng về hiệu quả của biện pháp mà tôi đã áp dụng: A. Xây dựng được ngân hàng học liệu video, hình ảnh (Không có trong sách giáo khoa) 1. Bài 41 – Biểu diễn lực - Học liệu hình ảnh hoạt động hình thành kiến thức mới phần phương, chiều của lực - Học liệu hình ảnh hoạt động luyện tập. Chỉ ra tên của lực, phương chiều của lực: 2. Bài 42 – Biến dạng của lò xo - Học liệu hình ảnh hoạt động hình thành kiến thức mới: Một số ứng dụng của lo xo 3. Bài 43 – Trọng lượng – lực hấp dẫn - Học liệu video hoạt động khởi động Giáo viên cho học sinh xem một video “Sự vận hành của vũ trụ” Đường link video: https://youtu.be/POe3gZY3wag Đặt ra câu hỏi cho học sinh: ?1. Tại sao các ngôi sao lại được liên kết, giữ chặt với nhau? ?2. Tại sao quả táo rụng lại rơi xuống đất? + Học sinh có thể trả lời câu hỏi: Là do lực hấp dẫn, là do trọng lực + Giáo viên nhận xét và giới thiệu vào bài. - Học liệu hình ảnh hoạt động hình thành kiến thức mới (tác dụng, cấu tạo, phương và chiều của dây dọi) 4. Bài 45: Lực cản của nước - Học liệu hình ảnh phần khởi động: Quan sát và chỉ ra đặc điểm khác nhau về hình dáng của động vật trên cạn và dưới nước trong hình vẽ sau: - Học liệu hình ảnh phần vận dụng: Giải thích tại sao mũ của vận động viên đua xe thường có hình khí động học? Giải thích tại sao yên xe đạp đua thường cao hơn ghi đông? - Hình ảnh động về nhảy dù để nhận biết không khí cũng gây ra lực cản 5. Bài 46 – Năng lượng và sự truyền năng lượng - Học liệu video: + Đường link video về tác dụng của gió: https://drive.google.com/drive/search?q=t%C3%A1c%20d%E1%BB%A5ng%20c%E1%BB%A7a%20n%C4%83ng%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng + Đường link video hướng dẫn chế tạo thuyền chạy bằng năng lượng của dây chun: https://drive.google.com/drive/search?q=ch%E1%BA%BF%20t%E1%BA%A1o - Hình ảnh sử dụng nhiên liệu (Nhiên liệu bị đốt cháy sẽ sinh ra nhiệt năng) 6. Bài 47: Một số dạng năng lượng - Học liệu hình ảnh phần luyện tập nhận biết các dạng năng lượng 7. Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng - Học liệu hình ảnh phần luyện tập: Điền tên các dạng năng lượng 8. Bài 51 – Tiết kiệm năng lượng - Học liệu hình ảnh hoạt động khởi động (Nêu vai trò của nước đối với đời sống) - Học liệu hình ảnh hoạt động hình thành kiến thức mới phần I Giáo viên cho học sinh quan sát tranh vẽ, yêu cầu hoạt động nhóm và chỉ ra trong hình vẽ trên những chi tiết có sự lãng phí năng lượng. Đề xuất biện pháp khắc phục tình trạng lãng phí đó. - Học liệu video hoạt động vận dụng: Giáo viên có thể cho học sinh xem những vieo hướng dẫn làm các sản phẩm tái chế từ hộp giấy, từ vỏ chai nhựa. Yêu cầu học sinh làm 1 sản phẩm từ nguyên liệu tái chế sẵn có tại gia đình https://www.youtube.com/watch?v=6XbrHQw0A_o hoặc (https://www.youtube.com/watch?v=YZfvD1FRsDs) hoặc (https://www.youtube.com/watch?v=sWEdWrrAjys 9. Bài 53 – Mặt trăng Giáo viên cho học sinh xem video “giải thích các hình dạng nhìn thấy của Mặt trăng”. (https://youtu.be/ZmaxrDLHB9k) ? Mặt trăng có dạng hình gì? ? Có mấy pha trăng? ? Thế nào là không trăng, trăng tròn, trăn khuyết? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và giúp học sinh chốt lại kiến thức về hình dạng nhìn thấy của mặt trăng 10. Bài 54 – Hệ Mặt trời - Học liệu video hoạt động khởi động Giáo viên cho học sinh nghe một video bài hát về các hành tinh trong hệ Mặt trời. Yêu cầu học sinh ghi nhớ xem trong bài hát nhắc đến bao nhiêu hành tinh. Khuyến khích học sinh kể tên các hành tinh (Vì bài hát bằng tiếng anh) - Video bài hát về các hành tinh của Hệ Mặt Trời: Tiếng Anh: https://www.youtube.com/watch?v=--jvdwXVqfk&t=74s Tiếng Việt: https://www.youtube.com/watch?v=5fHjmia4MgY - Học liệu hình ảnh về hệ Mặt trời - Học liệu hình ảnh hoạt động luyện tập (Điền tên các hình tinh) 11. Bài 55 - Ngân hà Học liệu video hoạt động hình thành kiến thức mới: Giáo viên cho học sinh quan sát video giới thiệu dải ngân hà và thiên hà và trả lời các câu hỏi phần hoạt động nhóm. Đường link video: https://www.youtube.com/watch?v=y3uF6tq6D9U Sau khi thảo luận học sinh rút ra kiến thức về đặc điểm của ngân hà.
18.Kết quả : 
Sau một thời gian áp dụng giải pháp của mình tôi đã biết vận dụng các PPDH tích cực một cách linh hoạt hơn, tìm được PPDH phù hợp hơn đối với từng hoạt động và từng lớp học sinh. Các video, hình ảnh tôi áp dụng vào bài giảng đã giúp tôi tăng tính cực của học sinh khi học môn KHTN, đồng thời giúp học sinh yêu thích môn học này hơn, có tình yêu với thiên nhiên, chủ động quan sát các hiện tượng tự nhiên và các hoạt động trong đời sống thường ngày hơn. Sau đây là một số minh chứng về hiệu quả của biện pháp mà tôi đã áp dụng:  Chất lượng môn KHTN 6 (Với 02 lớp 6 là 6A1, 6A2) * Chất lượng khảo sát đầu năm học Lớp 6A1: Tốt 22,7%, Khá 56,8%, Đạt 20,5% và Chưa đạt: 0% Lớp 6A2: Tốt 5,13%, Khá 48,7%, Đạt 38,5% và Chưa đạt: 7,7% * Kết quả học tập cuối năm Lớp 6A1: Tốt 84,1%, Khá 15,9%, Đạt và Chưa đạt: 0% Lớp 6A2: Tốt 66,7%, Khá 33,3%, Đạt và Chưa đạt: 0%
19.Khả năng áp dụng: 
Trên đây chỉ là kinh nghiệm của cá nhân tôi trong quá trình giảng dạy đã rút ra được nhằm mục đích tăng tính tích cực của học sinh khi học môn KHTN phần vật lí lớp 6, giúp các em yêu thích môn học hơn, chủ động, sáng tạo trong các giờ học qua đó phát triển được một số năng lực và phẩm chất của người học sinh. Các biện pháp tôi nêu ra có thể áp dụng chung cho tất cả các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông bởi khai thác và sử dụng kênh hình ảnh và video trong dạy học có vai trò trải nệm để dẫn dắt học sinh nhận thức bài học một cách hứng thú say mê, phát huy được tính tích cực của học sinh trong mỗi hoạt động, mỗi giờ học. Đó là một khâu nhỏ, không nằm trong trọng tâm bài học nhưng lại có nhiều tác dụng, mang lại hiệu quả vô cùng to lớn trong việc đạt mục tiêu bài học.
20.Lợi ích: 
Giải pháp giúp xây dựng được hệ thống học liệu hình ảnh, video phục vụ cho bài giảng nhằm tăng tích cực của học sinh khi học môn KHTN 6 (phần vật lí) Thông qua giải pháp giúp giáo viên chủ động, tích cực hơn trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy và linh hoạt hơn trong việc sử dụng phương pháp dạy học nhằm thực hiện tốt mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông. Việc áp dụng giải pháp không chỉ phát huy được tính tích cực của học sinh khi học môn KHTN mà nó còn giúp hình thành những phẩm chất cơ bản của con người hiện đại cho học sinh như yêu thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên, biết bảo vệ thiên nhiên, sống yêu thương con người, biết giúp đỡ lẫn nhau…… Giải pháp này có thể áp dụng cho tất cả các giáo viên ở các bộ môn khác, có thể ở các cấp học khác nhau. Giải pháp là những kinh nghiệm do bản thân tôi đúc rút qua quá trình giảng dạy của bản thân nên sẽ tiết kiệm được thời gian, không tốn kinh phí và có khả năng áp dụng trên phạm vi rộng.
21.Số QĐ/GCN sáng kiến cấp cơ sở.: 
1489/QĐ-UBND ngày 17/6/2024 của Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn
22. Phân loại lĩnh vực GDĐT: 
THC Cơ sở
Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến (yêu cầu file PDF có chữ ký): 
Bản mô tả (yêu cầu file PDF có chữ ký): 
Đánh giá kết quả: 
Đang xét
Quyết định CNSK hoặc GCNSX cơ sở (File pdf có dấu đỏ hoặc ký số):