tác giả: Nguyễn Thị Thuỳ)

1. Tác giả: 
Nguyễn Thị Thuỳ
Phân loại: 
Tác giả
3. Đối tượng: 
Viên chức
4.Cơ quan công tác: 
Trường THCS Dương Đức, huyện Lạng Giang
5.Địa chỉ : 
Xã Dương Đức, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
9.Tên sáng kiến.: 
Xây dựng lớp học hạnh phúc hướng đến sự phát triển toàn diện cho học sinh và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
10. Tháng/năm áp dụng: 
09.2023
11.Năm đề nghị: 
2024
12. Đợt đề nghị: 
Đợt 1 (từ 01/6 đến 30/6 đối với sáng kiến ngành Giáo dục)
13.Ngày đăng ký sáng kiến: 
30.06.2024
14.Lĩnh vực áp dụng: 
15.Thực trạng trước khi sử dụng: 
- Công tác chủ nhiệm lớp trước khi áp dụng giải pháp sáng kiến cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhưng tập trung chủ yếu vào 2 mặt: kết quả học tập và rèn luyện mà chưa tập trung phát triển toàn diện các phẩm chất, năng lực, rèn kĩ năng sống cho học sinh. - Với các giải pháp cũ cả học sinh lẫn giáo viên đều bị áp lực + Giáo viên chủ nhiệm thường nghiêm khắc, áp đặt học sinh theo những nội quy, quy tắc cứng nhắc mà chưa quan tâm đến cảm xúc của học sinh, rồi những hình phạt, kỷ luật với học sinh khi vi phạm nhưng chỉ mang lại kết quả thời điểm, học sinh rất sợ và tạo ra khoảng cách lớn với giáo viên. + Học sinh áp lực, sợ giáo viên, sợ những hình phạt, hình thức kỷ luật. Từ đó dần thu mình lại, không dám chia sẻ, không còn sự kết nối với giáo viên và mọi người, thậm chí còn chống đối, không những không tiến bộ mà còn kết quả còn kém hơn. Quan trọng hơn nữa là nhiều học sinh có thái độ sống thiếu sự tích cực, thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với chính bản thân, với tập thể lớp, nhà trường, gia đình và cộng đồng. Nhiều năng lực, kĩ năng sống còn hạn chế. - Với phụ huynh học sinh thì chưa có sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, với các lực lượng giáo dục trong nhà trường, ít được tham gia cùng các con trong các hoạt động giáo dục. - Với nhà trường: Chưa tổ chức được các buổi sinh hoạt chủ đề về công tác chủ nhiệm lớp để những cá nhân có những ý tưởng, sáng kiến hay chia sẻ, lan toả cách làm hay tới tập thể sư phạm nhà trường. Công tác giáo dục kĩ năng sống đã được thực hiện song chưa thường xuyên và chưa mang lại hiệu quả cao.
16.Tính mới của sáng kiến: 
- Giáo viên nhận ra gốc của vấn đề muốn xây dựng được lớp học hạnh phúc thì bản thân mỗi giáo viên phải thực sự thay đổi. - Giải pháp có ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những phương tiện hỗ trợ rất hiệu quả trong công tác giáo dục nói chung và công tác chủ nhiệm nói riêng nhất là công nghệ trí tuệ nhân tạo AI. - Các năng lực, phẩm chất, kĩ năng của học sinh được hình thành và phát triển qua trải nghiệm của chính các em khi tham gia các hoạt động, nhất là các hoạt động trải nghiệm. Giải pháp hướng tới sự phát triển toàn diện của học sinh.
17.Nội dung giải pháp: 
* Biện pháp 1: Giáo viên thay đổi làm cho học sinh hạnh phúc - Cách thức thực hiện: + Thứ nhất: Thầy cô thay đổi nhận thức, tư duy Nhận thức, tư duy đúng nghĩa là mỗi thầy cô phải không ngừng học tập, tu dưỡng, trau dồi và phát triển chuyên môn nghiệp vụ để HS yêu thích môn học của mình, tin yêu thầy cô. Thầy cô chính là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo. Qua các phương pháp dạy học tích cực mà học trò sẽ hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết. Luôn tìm tòi sáng tạo cách thức hay trong dạy học và giáo dục là một trong những cách thức truyền cảm hứng mạnh mẽ cho học trò. Các em sẽ tự mình chiếm lĩnh tri thức và cảm thấy hào hứng, thích thứ trong mỗi giờ học. Khi học sinh yêu thích môn học, có cảm tình và tin yêu các thầy cô sẽ giúp các thầy cô lại gần với các em nhiều hơn để lắng nghe, đồng cảm, chia sẻ. Luôn xác định tất cả những cố gắng thay đổi của bản thân với mục đích mang hạnh phúc cho HS. Chọn đội ngũ trong ban cán sự lớp phải là những học trò được tín nhiệm, tin tưởng, có sức ảnh hưởng và lan toả đối với tập thể lớp; Xây dựng nội quy lớp trên tinh thần tập trung, dân chủ, tôn trọng, công bằng và yêu thương. Đặc biệt những nội quy đó phải hướng đến sự tiến bộ dựa trên tinh thần tự giác chứ không phải những hình thức phạt hay kỉ luật khô cứng, áp đặt và mục tiêu là mang lại niềm vui, hạnh phúc cho học trò. + Thứ 2: Thầy cô thay đổi thái độ, hành vi Thay đổi từ việc nhỏ nhất: Tôi luôn đón chào học sinh trước khi vào lớp học. Đây là hành động nhỏ nhưng mang lại hiệu quả lớn vì nó tạo được cảm xúc và ấn tượng lớn với học trò…..Việc làm đơn giản là hãy đứng ở cửa đón chào các em vào lớp bằng một nụ cười hoặc ánh mắt thiện cảm. Điều này làm học trò sẽ luôn cảm thấy mình thực sự quan trọng và được tôn trọng. Cười và khen học sinh: Nụ cười, lời khen của giáo viên sẽ rút ngắn khoảng cách giữa thầy và trò, làm cho học sinh gần gũi, mạnh dạn chia sẻ và tiếp thu bài dễ hơn, có hứng thú học tập và rèn luyện. Kiềm chế cảm xúc: Không lườm nguýt, bực tức, phẫn nỗ, dừng lại 3 - 5 giây và hít thở sâu khi học sinh vi phạm nội quy để kìm nén cảm xúc. Việc làm này giúp cân bằng cảm xúc, tránh cho thầy cô không có những lời nói, hành vi làm tổn thương học trò của mình đồng thời không ảnh hưởng gì đến tiến trình bài học. Không so sánh học sinh với nhau: Mỗi học sinh có năng lực, sở trường, thế mạnh, sở thích, cá tính khác nhau. Chính những điểm khác nhau đó tạo nên sự đa dạng, phong phú, là cơ sở tạo ra những đổi mới, sáng tạo trong quá trình dạy học và giáo dục học trò. Tôi không so sánh học sinh này với học sinh khác mà chỉ khen những em thực hiện tốt các nhiệm vụ để các em còn lại tự giác noi theo. Sự so sánh khập khiễng không những làm cho học trò bị chán nản, bỏ cuộc mà còn làm các em bị tổn thương. Thầy cô cần tôn trọng những điểm khác biệt đó để cùng học trò xây dựng một tập thể đầy màu sắc, cá tính nhưng thực sự hạnh phúc. Đồng cảm, thấu hiểu để cảm hoá các em chứ không phải là răn đe và quát mắng. Trong giáo dục tôi thấm nhuần câu “Roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng”. Thế nên thầy cô không chỉ là người thầy mà hãy là người cha, người mẹ và là người bạn để thấu hiểu, chia sẻ, đồng hành cùng học trò của mình. Mỗi một lỗi lầm của học trò đều có trách nhiệm của mình trong đó. Hãy lắng nghe, đồng cảm để học trò chia sẻ những tâm tư suy nghĩ của các em để có biện pháp giáo dục hiệu quả nhất. * Biện pháp 2: Giáo dục và rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm. - Cách thức thực hiện: Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm như: + Các hoạt động trải nghiệm trong học tập giúp học sinh kết nối tri thức với cuộc sống, đồng thời phát triển năng lực: Chia sẻ và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo, phẩm chất trách nhiệm, chăm chỉ…. + Giáo viên tổ chức cho HS tham gia các hoạt động giáo dục như các hoạt động thiện nguyện tại địa phương phù hợp với thực tế của nhà trường, của học sinh. Các hoạt động này phát triển phẩm chất nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước. + Các hoạt động trải nghiệm phát huy thế mạnh, sở trường, năng khiếu của HS giúp các em phát triển năng lực nghệ thuật, phẩm chất nhân ái, trách nhiệm….đồng thời tự tin hơn. + Các hoạt động trải nghiệm rèn kỹ năng sống cho HS: Kỹ năng sống rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người nên được hình thành và rèn luyện là việc làm tất yếu của hoạt động giáo dục hiện nay. Việc rèn kỹ năng sống trong nhà trường thông qua hoạt động trải nghiệm thực sự mang lại hiệu quả. Thông qua các hoạt động này các năng lực quan trọng của HS được phát triển như: Giao tiếp và hợp tác, phẩm chất nhân ái, trách nhiệm, yêu lao động, kĩ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng sinh tồn … * Biện pháp 3: Phối hợp tích cực với các lực lượng giáo dục - Cách thức thực hiện: + Thứ nhất: Cùng HS tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi tư vấn tâm lý, giáo dục đạo đức, rèn kỹ năng sống theo kế hoạch, của Liên đội + Thứ hai: Thường xuyên phối hợp với PHHS, GVBM, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, các nhân vật có những đóng góp nhiều cho xã hội, có tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng để chia sẻ, lan toả với HS trong công tác giáo dục. + Thứ ba: Luôn phối hợp chặt chẽ với PHHS tạo sự đồng hành của cha mẹ, đồng để đồng cảm, thấu hiểu với các con và cùng con trong những hoạt động tại lớp học, trường học hạnh phúc của chính mình. * Biện pháp 4: Tổ chức giờ sinh hoạt lớp sáng tạo, hiệu quả. - Cách thức thực hiện: + Hoạt động 1: Tổ chức hoạt động khởi động hấp dẫn đầu giờ sinh hoạt lớp + Hoạt động 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề sáng tạo trong giờ sinh hoạt lớp + Hoạt động 3: Phát huy vai trò tự quản của ban cán sự lớp và tinh thần tự giác của học sinh trong hoạt động sơ kết tuần. * Biện pháp 5: Tham mưu - Cách thức thực hiện: + Tham mưu, đề xuất với BGH, tổ chuyên môn ngoài việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn thì cũng nên có những buổi sinh hoạt về công tác chủ nhiệm với các chủ đề gắn với nội dung xây dựng lớp học hạnh phúc. + Tham mưu với Đội thiếu niên phối hợp tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng sống tích hợp với hoạt động ngoài giờ lên lớp sao cho hấp dẫn, hiệu quả. Tổ chức tốt các hoạt động, các phong trào thi đua nhằm khích lệ tinh thần đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, tự tin của * Biện pháp 6: Xây dựng đôi bạn cùng tiến - Cách thức thực hiện: + GV sắp xếp các đôi bạn cùng tiến, giao nhiệm vụ giúp đỡ bạn trong từng nhóm. Sau mỗi tuần HS sẽ tổng hợp, báo cáo kết quả tiến bộ của từng bạn được giúp đỡ. + Phân công cụ thể những nhiệm vụ giúp đỡ bạn + Thời điểm giúp đỡ: Trao đổi với nhau trong giờ ra chơi; Nhắc nhở bạn trong 15 phút truy bài; Kiểm tra bài, vở lẫn nhau; Nhắc nhở bạn tập trung trong giờ học; Học tập theo nhóm ở lớp, ở nhà. Các biện pháp trên đều nhằm hướng tới sự phát triển toàn diện cho học sinh và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
18.Kết quả : 
1. Kết quả học tập, rèn luyện của HS các lớp chủ nhiệm đều có tiến bộ vượt bậc (đạt và vượt chỉ tiêu). 2. Các phong trào thi đua đều đạt kết quả cao (xếp thứ Nhất, Nhì toàn trương) 3. Nhiều năng lực, phẩm chất, kỹ năng sống của học sinh tiến bộ vượt bậc - Tất cả HS các lớp 8B năm học 2022-2023 và 6A học kì I năm học 2023-2024 đều biết tự chủ, tự giác trong học tập và rèn luyện; Tích cực hợp tác và chia sẻ với bạn trong các nhóm học tập, rèn luyện và các hoạt động phong trào. - Có 25/35 em lớp 8B và 38/44 em lớp 6A bước đầu biết giải quyết sáng tạo các vấn đề trong học tập và cuộc sống. - Tất cả HS trong 2 lớp 8B và 6A đều chăm chỉ học tập, yêu lao động, yêu quê hương đất nước, luôn yêu thương giúp đỡ bạn bè, có trách nhiệm cao với bản thân, tập thể lớp, với gia đình và xã hội. - Quản lý thời gian: biết xây dựng thời gian biểu hợp lý, khoa học: 35/35 em (lớp 8B) và 44/44 em (lớp 6A) và thực hiện cơ bản hiệu quả. - Không có học sinh mắc tệ nạn xã hội hay nghiện game online. 4. Về phía GV: Bản thân được trau dồi kinh nghiệm, vững vàng hơn về chuyên môn, nghiệp vụ; được đồng nghiệp, phụ huynh và nhà trường ghi nhận và tin yêu. GV đã chủ động, linh hoạt, sáng tạo hơn trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm. 5. Về phía phụ huynh học sinh: Phụ huynh yên tâm, phấn khởi khi con vui vẻ đến trường, tiến bộ trong học tập và rèn luyện, Phát triển nhiều phẩm chất nămg lực, kĩ năng. Nhiều phụ huynh luôn sắp xếp công việc, dành thời gian nhiều hơn quan tâm, thấu hiểu, đồng hành cùng con. 6. Về phía nhà trường: Biện pháp của tôi đã được lan toả trong tập thể sư phạm nhà trường và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Chất lượng hai mặt giáo dục tăng lên vượt bậc ở nhiều chỉ nội dung: - KQHT và KQRL theo thông tư 22/2021/TT-BGDĐT đều đạt và vượt chỉ tiêu, theo thông tư 58/2011/TT-BGDĐT thì kết quả học lực tăng về số lượng HS TB trở lên, không có HS xếp loại học lực Yếu. Chất lượng đội ngũ không ngừng tăng lên. Các hoạt động của các tổ chuyên môn không chỉ tập trung vào dạy học mà đã tập trung đến nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp. Chất lượng đội ngũ không ngừng tăng lên, nhà trường có 3 GV dạy giỏi cấp tỉnh, 13 GV dạy giỏi cấp huyện, 06 GVCN lớp giỏi cấp huyện. Các hoạt động của các tổ chuyên môn không chỉ tập trung vào dạy học mà đã tập trung đến nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp. - Nhà trường thực hiện tốt công tác an toàn trường học: Không có HS bị tai nạn thương tích, không có HS vi phạm pháp luật, không có HS bị xâm hại, HS được đảm bảo an toàn cả về thể chất và tinh thần, nhiều kỹ năng sống cũng được phát triển. - Nhà trường xây dựng được tập thể sư phạm có truyền thống đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống. Đó chính là sức mạnh xây dựng một ngôi trường THCS Dương Đức thực sự hạnh phúc.
19.Khả năng áp dụng: 
Sáng kiến đã được thực hiện một cách hiệu quả, khả thi tại trường THCS Dương Đức đồng thời giải pháp đã nhân rộng và áp dụng có hiệu quả tại một số đơn vị trong và ngoài huyện như: THCS Đào Mỹ, THCS Mỹ Hà huyện Lạng Giang; THCS Tân Liễu huyện Yên Dũng; THCS Thanh Vân huyện Hiệp Hoà. Đồng thời sáng kiến có khả năng nhân rộng tới nhiều trường trong phạm vi toàn tỉnh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
20.Lợi ích: 
Khi thực hiện giải pháp “Xây dựng lớp học hạnh phúc hướng đến sự phát triển toàn diện cho học sinh và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục” tôi nhận thấy đã mang lại những lợi ích kinh tế, xã hội như sau: - Thứ nhất: Đây là những giải pháp đơn giản, dễ làm, tiết kiệm tối đa các chi phí cho giáo viên và học sinh trong giáo dục nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao. Bởi lẽ các thiết bị dạy học đều dễ kiếm, có sẵn; Đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm dạy học, học liệu số... sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí đầu tư cho việc mua, in ấn tài liệu phục vụ cho việc dạy và học. Học sinh rất có hứng thú khi tiếp cận với công nghệ 4.0 trong học tập. - Thứ hai: Các giải pháp ngoài việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thông qua sự phát triển toàn diện học sinh, hình thành và phát triển các năng lực phẩm chất cần thiết như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo; năng lực số...; Học sinh có tính chăm chỉ, trung thực, sống có trách nhiệm hơn với bản thân, với cộng đồng, yêu quê hương đất nước. Đó là những năng lực, phẩm chất đáp ứng được yêu cầu và xu thế phát triển của xã hội.
21.Số QĐ/GCN sáng kiến cấp cơ sở.: 
4467/QĐ-UBND
22. Phân loại lĩnh vực GDĐT: 
THC Cơ sở
Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến (yêu cầu file PDF có chữ ký): 
Bản mô tả (yêu cầu file PDF có chữ ký): 
Đánh giá kết quả: 
Đang xét
Quyết định CNSK hoặc GCNSX cơ sở (File pdf có dấu đỏ hoặc ký số):